Enternews.vn(DĐDN) – Hiệu quả trợ giúp của cơ quan Nhà nước địa phương về giải quyết vướng mắc pháp lý và khiếu nại của người dân còn thấp.
(DĐDN) – Hiệu quả trợ giúp của cơ quan Nhà nước địa phương về giải quyết vướng mắc pháp lý và khiếu nại của người dân còn thấp. Việc trợ giúp của luật sư và trợ giúp pháp lý được đánh giá cao hơn về hiệu quả so với trợ giúp của các cơ quan tư pháp địa phương.
Hiệu quả trợ giúp của cơ quan Nhà nước địa phương về giải quyết vướng mắc pháp lý và khiếu nại của người dân còn thấpThông tin trên vừa được đưa ra ngày 16/6 tại buổi công bố Chỉ số công lý 2015 do Hội Luật gia Việt Nam (VLA), Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng xây dựng, với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).Chỉ số này dựa trên kinh nghiệm thực tế của gần 14.000 người dân tại 63 tỉnh, thành phố của cả nước; phản ánh ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm công lý và các quyền cơ bản của người dân.Bài liên quan:
Chỉ số công lý 2015 cho thấy việc trợ giúp của luật sư và trợ giúp pháp lý đã cao hơn về hiệu quả so với trợ giúp của các cơ quan tư pháp địa phương. Tuy nhiên, Chỉ số cũng chỉ ra rằng hiệu quả trợ giúp của cơ quan Nhà nước địa phương về giải quyết vướng mắc pháp lý và khiếu nại của người dân còn thấp. Đây là lý do khiến nhiều người dân còn có tâm lý tự giải quyết hoặc chọn các phương pháp không chính thức để giải quyết tranh chấp.So sánh với kết quả khảo sát 2012, Chỉ số công lý 2015 đã có những thay đổi tích cực về tiếp cận thông tin và mức hiểu biết pháp luật của người dân, tuy nhiên vẫn còn tồn tại bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội. Theo đó, người nghèo, người có học vấn thấp và người không có vị trí xã hội còn gặp nhiều hạn chế về tiếp cận thông tin, tiếp cận các thiết chế tư pháp cơ sở.Chỉ số công lý 2015 được đánh giá là công cụ hữu ích, là nguồn thông tin khách quan để Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân phân tích, đánh giá và giám sát hoạt động tư pháp và bảo đảm công lý, bảo vệ quyền của người dân Việt Nam.Chỉ số cũng khuyến nghị tăng cường công khai, minh bạch và hiệu quả hoạt động của các thiết chế tư pháp ở cơ sở, làm tiền đề xây dựng và củng cố niềm tin vào hệ thống tư pháp địa phương. Cần có các chính sách cụ thể tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin, tiếp cận các dịch vụ bổ trợ tư pháp thuận lợi, thân thiện và hiệu quả, bảo đảm công bằng và bình đẳng cho các nhóm yếu thế trong xã hội.Bên cạnh đó, chỉ số này còn khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ luật sư và trợ giúp pháp lý để hỗ trợ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong việc giải quyết tranh chấp, cũng như tiếp cận các nguồn thông tin pháp luật có chuyên môn và chất lượng.
Trong tuần qua và xét trong quá khứ thị trường cho thấy VN-Index thường gặp khó khăn tại vùng 1.200 điểm và thường xuất hiện xu hướng điều chỉnh tại ngưỡng này.
Thông báo từ Enternews.vn