Theo quy hoạch, Sân bay Quốc tế Long Thành là sân bay lớn nhất Việt Nam, có quy mô 5.000ha, có công suất chứa 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Thủ tướng cùng dự lễ bấm nút khởi công sân bay Long Thành giai đoạn 1 - Ảnh: H.M - Tuổi trẻ.
Ông Nguyễn Hữu Vinh –Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhật Quang, nhận định, dự án Sân bay Long Thành có sức ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện phát triển kinh tế - xã hội không chỉ riêng tỉnh Đồng Nai, mà còn có sức hút và mức độ ảnh hưởng sâu rộng tới cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Mặc dù đến năm 2019, Bộ Xây dựng mới ban hành quyết định công nhận thị trấn Long Thành là đô thị loại IV. Song trong tương lai gần, Long Thành sẽ vươn lên thành một thành phố trực thuộc tỉnh gắn với chuỗi đô thị TP.HCM.

Thủ tướng cùng dự lễ bấm nút khởi công sân bay Long Thành giai đoạn 1 - Ảnh: H.M.
“Tất cả các sân bay hiện nay đã xây dựng tại Việt Nam và trong quy hoạch sắp tới đây chưa có một sân bay nào xứng tầm để trở thành một thành phố sân bay. Thế nhưng, Long Thành có tiềm năng và cơ hội rất lớn để trở thành một đô thị hiện đại và sầm uất. Chính Quốc hội cũng đã cân nhắc rất kỹ về việc phát triển Long Thành với các tiềm năng để có thể phát triển tầm cỡ với khu vực” – ông Vinh nhấn mạnh.
Tiến Sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam nhận định, mô hình thành phố sân bay đầu tiên tại Việt Nam này được đánh giá sẽ mở ra triển vọng tươi sáng cho thị trường bất động sản tại đây trong nhiều năm tới.
Cách TP HCM khoảng 40 km về hướng Đông, Sân bay quốc tế Long Thành lớn nhất Việt Nam trong tương lai được đánh giá là lợi thế cạnh tranh về kinh tế văn hóa, và du lịch rất lớn của tỉnh Đồng Nai so với các tỉnh thành lân cận, hay trên bình diện trung của cả nước.
Mời các bạn tham gia vào Diễn đàn chuyên sâu: Doanh nhân, Doanh nghiệp, Diễn đàn bất động sản, Khởi nghiệp, Diễn đàn pháp luật, Diễn đàn Tài chính
Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.
Thông báo từ Enternews.vn