Cây quýt rừng hay quýt hôi (còn có tên gọi là quýt hoi) là loài cây bản địa, có nguồn gốc tại vùng núi cao của huyện Bá Thước. Quýt hôi được biết đến là một vị thuốc quý và gia vị tạo hương thơm đặc biệt cho một số món ăn. Tuy là loài cây dễ tính, nhưng do trong một thời gian dài bị lãng quên, ít được chăm sóc, đất đai bị thoái hóa, bạc màu, chất lượng giống thấp nên loại cây này bị thu hẹp dần diện tích. Những năm gần đây, trong quá trình lựa chọn, phát triển các sản phẩm đặc trưng, cây quýt hôi bản địa đã được huyện Bá Thước quan tâm phục tráng. Cùng với việc tuyên truyền, hỗ trợ bà con nông dân chú trọng chăm sóc, tỉa cành, bón phân đúng quy trình và thời kỳ, cây quýt hôi trên địa bàn đang dần được hồi phục và mang lại giá trị kinh tế.

Anh Ngân Văn Chàng, người dân bản Paban đang thu hoạch quả quýt hôi tại đồi nhà mình

Chị Ngân Thị Phiều, thu hoạch những quả quýt cuối mùa
Chị Lò Thị Thích cho biết thêm,ở đây bà con trên 95% là người Mường, còn lại là các dân tộc khác. Bà con ở đây chủ yếu làm nương rẫy, cây quýt hôi cũng là thứ cây chín đưa lại nguồn thu nhập cho người dân bản. Cây quýt hôi có thể khai thác khi quả còn xanh để làm dược liệu, thương lái từ dưới xui lên đây mua vì vậy vào mùa cho quả người dân nơi đây có thêm tiền mua quần áo, sách vở và có tiền xây sửa nhà mới.

Vợ chồng anh Ngân Văn Chàng vụ thu hoạch quýt năm nay bán được gần 50 triệu đồng
Trao đổi với cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Bá Thước cho biết: hiện loài quýt bản địa này được phân bổ theo từng vùng, đặc biệt loài quýt phát triển dưới tán lá cây khác sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh, cho quả đẹp và ngon. Để khôi phục, phát triển giống quýt quý này, huyện Bá Thước đã lồng ghép các chính sách hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững (135, 30a) hỗ trợ cho nông dân cây giống. UBND huyện Bá Thước cũng đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa (trực thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) nghiên cứu, lựa chọn, trình UBND tỉnh công nhận 6 cây giống đầu dòng và thực hiện đề tài “Phục hồi và phát triển giống quýt hôi trên địa bàn huyện Bá Thước” thuộc nguồn vốn khoa học công nghệ. Đến nay, cây quýt hôi trên địa bàn huyện Bá Thước đã được nhân rộng lên 28,3 ha, được trồng tập trung chủ yếu tại 3 xã: Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn. Ngoài ra, cây quýt hôi được trồng ở các xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm cũng đang sinh trưởng tốt.
Mời các bạn tham gia vào Diễn đàn chuyên sâu: Doanh nhân, Doanh nghiệp, Diễn đàn bất động sản, Khởi nghiệp, Diễn đàn pháp luật, Diễn đàn Tài chính
Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.
Thông báo từ Enternews.vn