(DĐDN) - Cụm từ “nhảy việc” đang ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường lao động và khiến không ít DN đau đầu. Vì sao?

Một cậu bạn tôi chia sẻ, sau khi ra trường đã xin được vào làm ở một Cty VN khá “to” nhưng làm một thời gian thì thấy chán vì môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, khó có cơ hội thăng tiến nên bỏ.
Vì đâu nên nỗi ?
Sau đó, bạn tôi lại xin được vào làm ở một Cty nước ngoài, lương tính bằng USD, nghe kể thì thấy cũng rất khá nhưng không chịu được áp lực, đi sớm về khuya, công tác triền miên nên lại nghỉ. Từ đó, chuyển sang làm cho một Cty Liên doanh nhưng sau đó cũng nghỉ vì chê sếp khó tính, lương tăng không cao nên giờ vẫn đang chờ tìm được việc khác ưng ý hơn.
Tôi hỏi cậu bạn “một Cty như thế nào thì mới đáp ứng được yêu cầu và giữ chân bạn lại”, cậu bạn trả lời rất thẳng thắn “Đầu tiên lương cao, môi trường chuyên nghiệp, thoải mái và cơ hội thăng tiến nhiều”. Tôi lại hỏi “Đấy là mình muốn thế nhưng năng lực của mình chắc gì đã vào được những chỗ như thế? Hơn nữa nhảy việc nhiều thế thì khi đi xin vào những chỗ khác không sợ DN ngại à”. Thấy tôi hỏi vậy, cậu bạn tôi cười lớn rồi bảo “Bây giờ thiên hạ người ta nhảy việc ầm ầm, người giỏi thì bao giờ cũng muốn tìm một môi trường phù hợp để phát huy. Các Cty họ chẳng bận tâm nhiều đến chuyện đấy đâu, quan trọng là người đấy có giỏi, có đáng để họ có các chính sách giữ chân hay không mà thôi”.
Sau buổi nói chuyện đó với cậu bạn, lên Google trong tìm kiếm thông tin, gõ từ khóa “nhảy việc” thì chỉ trong vòng 0,20 giây tìm được 20.700.000 kết quả liên quan với các thể loại như “Nhảy việc – nên hay không” “những sai lầm cần tránh khi nhảy việc” “được mất khi nhảy việc”…. “5 nguyên tắc cơ bản khi nhảy việc…”. Đây cũng là một chủ đề đang rất được cộng đồng DN và người lao động quan tâm trên VTV1 của chương trình Chìa Khóa Thành Công - CEO.
Khúc mắc giữa DN và người lao động
Các bạn có thể truy cập www.facebook.com/chiakhoathanhcong.ceo.7 hoặc www.chiakhoathanhcong.vtv.vn hoặc CEOtvnext trên trang Youtube. Các ý kiến của bạn có thể sẽ được chọn để đưa vào chương trình tuần sau với sự tham gia giải quyết của các chuyên gia. |
Từ đó, CEO yêu cầu anh ta có sự cam kết bằng cách đặt sổ đỏ hoặc có một tài sản bằng vật chất để thể hiện thiện chí hợp tác và gắn bó của mình. Tuy nhiên, vị ứng viên này đã từ chối yêu cầu này của CEO và cho rằng tài sản lớn nhất của mình là chất xám, nếu CEO không tin tưởng thì không nhất quyết phải tuyển.
Tranh luận của cộng đồng mạng
Diễn biến của cuộc tranh luận đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng, trên trang facebook của chương trình cũng như kênh xem trực tuyến CEOtvnext lượt người xem và bình luận rất nhiều và thú vị. Theo bạn Huyen Trang thì “Nếu đi đâu làm cũng phải cắm sổ thế thì dân tình thất nghiệp hết... CEO ạ” Trong khi đó, bạn Nguyễn Ngọc Khả Ngân lại cho rằng “Mình thích và rất đồng tình cách CEO giải quyết”… Và rất nhiều ý kiến khác rất thú vị đã được chia sẻ.
Để chia sẻ thêm với các DN khác về vấn đề này, xin mời quý vị gửi email về địa chỉ toasoan@dddn.com.vn, hoặc xem lại chương trình tại website : www.chiakhoathanhcong.vtv.vn; www.khoinghiep. org.vn
Lương Chi
Mời các bạn tham gia vào Diễn đàn chuyên sâu: Doanh nhân, Doanh nghiệp, Diễn đàn bất động sản, Khởi nghiệp, Diễn đàn pháp luật, Diễn đàn Tài chính
Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.
Thông báo từ Enternews.vn