
Con người thực sự là nguồn lực của mọi nguồn lực, khởi đầu của mọi sức mạnh, là yếu tố nội sinh quan trọng nhất quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Chú trọng tổ chức, Người đặc biệt chú trọng tới con người, biết nhìn xa trông rộng để sớm gây dựng chiến lược "trồng người", vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Cán bộ là quyết định, nên công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng. Cán bộ phải đủ đức, đủ tài những đức là gốc.Đó là đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Sức mạnh của tổ chức, nhất là của Đảng phải bắt nguồn và nhân lên từ sức mạnh của nhân dân, từ mối liên hệ máu thịt giữa cán bộ đảng viên với quần chúng, giữa Đảng với dân. Trong lòng dân, được dân tin, dân yêu, dân ủng hộ, dân giúp đỡ và dân bảo vệ thì Đảng mới bền vững, cách mạng mới phát triển và thắng lợi. Vì thế, suốt đời, Người chăm lo củng cố, phát triển phong trào bằng cách dựa vào dân, phát triển sức dân, bồi dưỡng sức dân, tiết kiệm sức dân.Đó là kế sách lớn cho hướng phát triển. Trong di chúc Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn công việc đầu tiên mà Đảng phải làm sau khi đã “Chỉnh đốn” lại, đó là “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”.Việc Bác dùng từ “trăm năm” đối với trồng người không chỉ là số học về thời gian mà có ý nghĩa trồng người là chiến lược lâu dài.Trong sự nghiệp trồng người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đề cao vai trò của giáo dục - đào tạo, coi đó là một chiến lược lâu dài và Người khẳng định: Tiền đồ của dân tộc ta sẽ ra sao một phần quan trọng là do sự nghiệp giáo dục trực tiếp quyết định, “Có gì vẻ vang hơn là nghề giáo dục - đào tạo”. Đối với người học, người được giáo dục, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự dân tộc, phụng sự giai cấp và nhân dân...”.Người từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”, Người chỉ rõ sự cần thiết phải chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Ngay từ năm 1925, khi còn đang bôn ba nơi hải ngoại, Hồ Chí Minh khi đó là Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại, Người sẽ chết mất, nếu như đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”. Và khi về đến Quảng Châu – Trung Quốc, Người đã xúc tiến thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tháng 6/1925), tập hợp những thanh niên Việt Nam yêu nước vào một tổ chức thống nhất, giáo dục đạo đức cách mạng và trang bị cho họ những nguyên lý về Đảng, về các tổ chức, các đoàn thể, về phương pháp đấu tranh cách mạng… của chủ nghĩa Mác – Lênin; ra báo Thanh Niên làm phương tiện tuyên truyền hữu hiệu… Hơn 20 năm sau, lớp thanh niên yêu nước được Người chăm lo bồi dưỡng, trở thành đội ngũ cán bộ cốt cán đó đã góp sức làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Tháng Tám năm 1945, trong đó có những học trò xuất sắc của Người như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, G.S Trần Đại Nghĩa, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trần Phú…Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, với cương vị là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một văn bản với tiêu đề “Tìm người tài đức”. Văn bản này đã được đăng trên Báo Cứu quốc số 411, ra ngày 20/11/1946. Văn bản nêu rõ: “Nhà nước cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài”.Trong thời gian miền Bắc nước ta bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, mùa xuân năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội , trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa".Trong thư gửi ngành giáo dục đào tạo ngày 15/10/1968, Người nhấn mạnh "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng ủy và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới".Những việc cần làm ngayThực hiện tư tưởng của Người, tại văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII đã xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016 - 2020. Và một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra: Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.Cùng với thời gian, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “trồng cây” và “trồng người” lúc sinh thời vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Từ những gì Người trăn trở, những điều đã nói và cả những việc Người đã làm tận tâm, tận lực, có thể thấy rõ rằng: trước những thách thức mới của thiên nhiên, việc trồng cây, gây rừng, bảo vệ cây, bảo vệ rừng… phải trở thành ý thức thường trực của mỗi người dân, để cây xanh không chỉ làm cho đất nước tươi đẹp, mà còn thiết thực xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.Đồng thời, trước những yêu cầu mới của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, việc nâng cao tri thức, trình độ về mọi mặt và giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh “có đức có tài” không chỉ là thiết thực thực hiện tâm nguyện của Người, làm theo tấm gương của Người, mà đó còn là một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân ta tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bởi con người là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển và hưng thịnh của mỗi quốc gia.PGS-TSKH Nguyễn Trọng PhúcNguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
Mời các bạn tham gia vào Diễn đàn chuyên sâu: Doanh nhân, Doanh nghiệp, Diễn đàn bất động sản, Khởi nghiệp, Diễn đàn pháp luật, Diễn đàn Tài chính
Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.
Thông báo từ Enternews.vn