Enternews.vn(DĐDN) - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội vừa ký văn bản gửi UBND TP Hà Nội báo cáo kết quả xem xét xử lý kỷ luật đối với những cán bộ liên quan đến vi phạm tại dự án 8B Lê Trực.
(DĐDN) - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội vừa ký văn bản gửi UBND TP báo cáo kết quả kỷ luật đối với những cán bộ liên quan đến vi phạm tại dự án 8B Lê Trực.
Công trình 8B Lê Trực có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựngHình thức kỷ luật cao nhất được áp dụng là giáng chức, điều chuyển công tác Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình.Cụ thể, kỷ luật giáng chức, điều chuyển công tác khác đối với ông Nguyễn Cương Quyết - Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình vì không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; kỷ luật giáng chức, chuyển công tác khác, không giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đối với ông Phạm Hùng Phương - Phó Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình; kỷ luật khiển trách đối với ông Hoàng Ngọc Vinh - Phó Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội; áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với ông Lê Văn Đức - chuyên viên Phòng Quản lý cấp phép Sở Xây dựng.Ngoài ra, Giám đốc Sở Xây dựng quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Tổ trưởng Thanh tra xây dựng phường Điện Biên; ra quyết định áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo, chuyển công tác đối với ông Phạm Quốc Hùng - chuyên viên thanh tra xây dựng quận Ba Đình; kỷ luật cảnh cáo, chuyển công tác đối với ông An Quốc Việt - cán sự Đội Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình và ông Nguyễn Ngọc Anh - chuyên viên Đội Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình.Giao Chánh Thanh tra ban hành quyết định xử lý kỷ luật cán bộ hình thức khiển trách đối với ông Đoàn Văn Bằng và bà Chu Thị Huyền - chuyên viên Thanh tra xây dựng quận Ba Đình.Đối với hai lãnh đạo Sở Xây dựng sai phạm đã nghỉ hưu, gồm ông Nguyễn Quốc Tuấn - nguyên Phó Giám đốc Sở, và bà Lê Thị Nhung - nguyên Trưởng phòng Quản lý cấp phép đã nghỉ hưu nên không thuộc diện bị xử lý kỷ luật theo nghị định 34/2011/NĐ-CP.Trước đó, vào ngày 6/3, UBND phường Điện Biên (Ba Đình, Hà Nội) đã chính thức cưỡng chế phần xây dựng sai phạm của tòa nhà 8B Lê Trực. Chủ đầu tư thực hiện các yêu cầu của lực lượng thi hành quyết định cưỡng chế; chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí, lập thẩm định phương án phá dỡ, chi phí tổ chức cưỡng chế và chịu mọi thiệt hại phát sinh trong quá trình cưỡng chế phá dỡ phần công trình xây dựng sai phạm. Phần sai phạm phải cắt gọt tại dự án 8B Lê TrựcĐược biết, trong giấy phép, dự án 8B Lê Trực có tên là Discovery Complex II do Cty CP Đầu tư xây dựng phát triển Kinh Đô làm chủ đầu tư. Tổng diện tích mặt sàn tòa nhà rộng gần 30.000m2 (chưa kể 4 tầng hầm), trong đó 5 tầng làm trung tâm thương mại, từ tầng 6 trở lên là căn hộ để bán hoặc cho thuê.Khoảng tháng 9/2015, tòa nhà số 8B Lê Trực đã được xây dựng xong phần thô, mặt trước đang được lắp kính và nội thất bên trong đang hoàn thiện. Tuy nhiên, công trình tại 8B Lê Trực bị phát hiện có chiều cao vượt quy định.Theo kết quả kiểm tra của liên ngành TP Hà Nội, công trình 8B Lê Trực có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng. Cụ thể từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.Ngoài ra, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53 m nếu làm đúng giấy phép. Thực tế chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2.
Trong tuần qua và xét trong quá khứ thị trường cho thấy VN-Index thường gặp khó khăn tại vùng 1.200 điểm và thường xuất hiện xu hướng điều chỉnh tại ngưỡng này.
Thông báo từ Enternews.vn