Cổ phiếu BCP: Công ty Cổ phần Dược Enlie

Author:Tiến Thành | 01/08/24

Cổ phiếu BCP: Công ty Cổ phần Dược Enlie

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Dược Enlie

Tên viết tắt: ENLIE PHARMA

Mã cổ phiếu: BCP

Ngành nghề: Chăm sóc sức khỏe/ Dược phẩm

Sàn giao dịch: UpCOM

Ngày niêm yết trên sàn chứng khoán: 14/09/2015

Ban lãnh đạo

Chủ tịch HĐQT: Phan Thanh Long

Tổng Giám đốc: An Mạnh Hùng

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Đường NA6, Khu công nghiệp Mỹ Phước II, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Điện thoại: (84.274) 355 3226 | Fax: (84.274) 355 3327

Website: https://en lie.vn/  / Email: administrator@becam expharma.vn

Thông tin Công ty Cổ phần Dược Enlie

Công ty Cổ phần Dược Enlie có tiền thân là Công ty Dược phẩm tỉnh Sông Bé, đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 29/12/2005. Ngày 14/09/2015, công ty giao dịch đầu tiên trên thị trường UPCOM với mã chứng khoán BCP.

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất, kinh doanh phân phối thực phẩm, dược liệu và vật tư y tế. Hiện công ty có hơn 100 dòng sản phẩm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Công ty có Nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP và nhiều phòng kiểm nghiệm, hệ thống kho lưu trữ đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm và bảo quản thuốc. 

Đến nay, công suất nhà máy Enlie pharma đã đạt 1.000.000.000 đơn vị sản phẩm/năm. Kho bảo quản đạt chuẩn GSP được nâng cấp trên một diện tích 262 mét vuông, đồng thời tiếp tục xây mới 8 kho GSP với diện tích 5000 mét vuông. Hai nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP – WHO, ISO 13485:2016, ISO 9001:2015, đáp ứng đa dạng các dạng bào chế: từ siro, dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, gel, viên nén, viên bao film, viên nén bao đường, viên nang cứng, viên hoàn cứng đến cốm, các dạng sủi, các chế phẩm chứa vi sinh vật sống…

BCP đã xây dựng được hệ thống phân phối và quầy thuốc bán lẻ, tập trung tại các tỉnh phía Nam.

Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính

  • Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế, mỹ phẩm, hóa chất.
  • Sản xuất gia công các loại thực phẩm và thực phẩm chức năng.
  • Mua bán dược phẩm, vật tư y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
  • Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất.

Đầu tư và chiến lược phát triển

  • Nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa sản phẩm.
  • Đầu tư trang thiết bị sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất.
  • Xây dựng các chi nhánh ngoài tỉnh để tìm thị trường cho sản phẩm.
  • Mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh trong và ngoài nước.

Rủi ro kinh doanh

Các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh gia nhập vào thị trường Dược Việt Nam ngày càng nhiều làm thị phần ngày càng thu hẹp, sức ép cạnh tranh lớn, môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Vấn đề thuốc giả, thuốc nhái đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe người sử dụng.

Doanh nghiệp ngành Dược chưa có những chính sách truyền thông hiệu quả, chưa có tính bao phủ. Khung pháp lý của chính phủ cần phải hoàn thiện hơn trong các chính sách nhập khẩu nguyên vật liệu, bảo hộ những doanh nghiệp trong nước.