Enternews.vn(DĐDN)- Dự thảo Luật về Hội còn rất nhiều điểm chưa được làm rõ. Chúng ta không thể “đẩy” những vấn đề cơ bản liên quan đến hội sang các dự luật khác mà phải làm rõ ngay trong luật này.
(DĐDN)- Dự thảo Luật về Hội còn rất nhiều điểm chưa được làm rõ. Chúng ta không thể “đẩy” những vấn đề cơ bản liên quan đến hội sang các dự luật khác mà phải làm rõ ngay trong luật này.
Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu chính sách kinh tế (Đai học Quốc gia) thì ngân sách nhà nước (NSNN) dành cho các tổ chức hội năm 2016 là 14.000 tỷ đồng.Tài chính của hội - quản trị như DNHành chính hóa khiến các hội không phải lo về ngân sách hoạt động và cũng không chịu sức ép từ các hội viên. Kinh phí bao cấp, nhân sự bao cấp, sự quan tâm của hội viên đến vấn đề tồn tại của hội cũng không có. Chính vì vậy, vấn đề lớn nhất là kiểm soát kinh phí hoạt động mà nguồn kinh phí này phải đến từ hội viên. Các dự án phục vụ các mục tiêu xã hội cần phải đấu thầu công khai, minh bạch. Đặc biệt, vấn đề tài sản của hội cũng phải được quy định trong luật. Ví dụ, hội thành lập nên hình thành một số tài sản cố định có giá trị. Nếu hội đó giải tán thì xử lý tài sản ra sao cũng chưa có trong dự thảo.Theo kinh nghiệm các nước để quản lý hội các nước như Mỹ chỉ quản lý theo mã số thuế, báo cáo tài chính hàng năm. Nhìn vào số tiền các hội tiêu là có thể biết họ có thực hiện đúng, thực hiện tốt chức năng xã hội của mình hay không? Có vi phạm pháp luật không?Nhưng trong luật lại xem nhẹ câu chuyện tài chính, xem nhẹ câu chuyện tính minh bạch, giải trình liên quan đến tài chính. Thực tế, không phải không có hiện tượng lợi dụng các danh nghĩa lập hội để kiếm tài trợ về chia nhau. Dự thảo mới đã đưa đăng ký thuế vào nhưng cụ thể về quản lý tài chính và báo cáo tài chính để minh bạch kinh phí của hội thì chưa.Giúp hội độc lập, tự chủLiên quan đến nguyên tắc tổ chức - hoạt động của hội là “tự nguyện, tự chủ, tự trang trải, tự chịu trách nhiệm”, vấn đề các hội có tính chất đặc thù cũng cần được xem xét toàn diện. Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, ở trung ương hiện nay có 31 hội có tính chất “đặc thù”, được phân giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí hoạt động, phương tiện và cơ sở vật chất. Ở địa phương, có khoảng gần 9.000 hội đang hoạt động cũng là hội có tính chất “đặc thù”. Tổng biên chế hệ thống hội này sẽ gia tăng trong thời gian tới. Chính vì vậy, Luật phải khẳng định quan điểm đối với các hội có tính chất đặc thù. Nếu vẫn quy định về hội có tính chất đặc thù, cần theo hướng thu gọn các loại hội này.Đặc biệt, NSNN sẽ rất khó khăn nếu Nhà nước tiếp tục bao cấp hoặc hỗ trợ cho các hội, đoàn thể. Phải có cơ chế để các hội tự sống như trao hội quyền tự gây quỹ; nguồn viện trợ cho các hội từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài… Những hoạt động này phải miễn thuế với điều kiện tiền gây quỹ không chia cho hội viên mà phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội.Hơn nữa, những hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước thì các hội phải có quyền bình đẳng tiếp cận như nhau để các hội tham gia đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ đó một cách hiệu quả. Như vậy, có sự cạnh tranh giữa các hội để bản thân các hội sẽ năng động và hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp nhiều hơn vì lợi ích xã hội, đồng thời giảm được kinh phí từ ngân sách.Do vậy, dự thảo Luật về Hội cần phải làm kỹ hơn nữa, nếu không sẽ không loại trừ khả năng giống như Bộ Luật Hình sự.
TS Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
Trong tuần qua và xét trong quá khứ thị trường cho thấy VN-Index thường gặp khó khăn tại vùng 1.200 điểm và thường xuất hiện xu hướng điều chỉnh tại ngưỡng này.
Thông báo từ Enternews.vn