Ông Trần Đỗ Liêm, Phó Chủ tịch Hội DN tỉnh Kiên Giang: Hiệp hội DNNVV đang bị trao... quá nhiều quyền Hơn nữa, cần quy định hỗ trợ DN nhỏ và vừa một cách thực tế vì hiện nay đối tượng DN này đều hoạt động tại các địa phương do địa phương quản lý trực tiếp nhưng thực tế lại được hỗ trợ rất ít thậm chí không có, không thể để mọi thứ tập trung từ trung ương khi xuống tới địa phương tính khả thi rất thấp và không hiệu quả, cần theo hướng nâng cao vai trò các cơ quan và vai trò của các Hiệp hội tại địa phương sẽ thiết thực hơn cho DN; Cần hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho các DN và nên bố trí cho các cấp ở địa phương thay vì trung ương rót xuống như hiện nay, tránh trường hợp tiền xuống đến địa phương qua nhiều khâu đến khi thực tế DN được hưởng lợi rất ít. Ông Nguyễn Văn Bé - Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội các DN KCN TP HCM:Tiếp cận chưa hợp lý Ngoài ra, đọc dự thảo dễ dàng nhận thấy các quy định mang tính định tính thiếu tính định lượng nên khi áp dụng trong thực tế sẽ không thuyết phục và thực thi được, chẳng hạn như giám thuế là giảm bao nhiêu %, cần cụ thể. Do vậy, cần có chính sách cụ thể hỗ trợ giá cho các DN nhỏ và vừa... Ông Nguyễn Mạnh Thản – Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Phú Thọ:Không xem xét kỹ dễ tạo ra cản trở mới Sự phát triển thị trường hỗ trợ kinh doanh là rất quan trọng. Cần tạo ra môi trường bình đẳng để doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh với các DN lớn, đó chính là mục tiêu cốt lõi của hỗ trợ. Bởi hỗ trợ là để phát triển, chứ không phải hỗ trợ để tồn tại. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng thì nền kinh tế mới vượt lên, phát triển được chứ không phải hỗ trợ doanh nghiệp yếu. Chắc chắn không thể dàn trải quá nhiều mục tiêu như thế này. Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch Hiệp hội dN tỉnh Thái Nguyên: Thêm một kiểu... xin - cho
Hơn nữa, với điều 30, chắc chúng tôi sắp tới phải “lobby” để vào Ban chấp hàng Hiệp hội DN vừa và nhỏ của tỉnh bởi nếu không chúng tôi “sợ” khó được cấp chứng chỉ DN nhỏ và vừa. Chính vì vậy, đIều khoản cấp chứng chỉ rất không hợp lý. Anh muốn được hỗ trợ lại phải cấp chứng chỉ, phải lên xin hiệp hội. Đây lại là hình thức xin – cho, cơ quan soạn thảo chắc là mắc phải cái bẫy. Tổ chức đại diện cho cộng đồng DN nói chung và cộng đồng DN nhỏ và vừa nói riêng ở cấp quốc gia là VCCI chứ không phải Hiệp hội DNNVV Việt Nam. Hiệp hội DNNVV Việt Nam chỉ đại diện cho hội viên của mình. VCCI là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp do Đảng và Nhà nước thành lập, Hiệp hội DNNVV chỉ do một nhóm DN lập nên. Điều lệ VCCI do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, còn điều lệ Hiệp hội DNNVV thì do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt. Tôi đề nghị bộ phận thẩm định nghiên cứu ý kiến nếu không sẽ bị mang tiếng… đẻ ra “giấy phép con” nữa. Ông Trần Việt Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM: Tiêu chí cụ thể để phân định DN nhỏHiệp hội Riêng đối với trách nhiệm của VCCI và Hiệp hội DN vừa và nhỏ, các hiệp hội ngành nghề: tôi xin thưa rằng DN chỉ chịu tác động của 2 hội: VCCI không cần bàn tới nữa vì đây là tổ chức quốc gia có uy tín của cộng đồng DN (trong đó có DNNVV) từ lâu rồi. hai là hội ngành nghề và hiệp hội địa phương. Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh hết sức mờ nhạt, gần như hàng ngàn DN không biết cái hiệp hội này ở đâu, hoạt động như thế nào. DN giờ sinh hoạt ở rất nhiều hiệp hội do đó, chỉ chịu tác động VCCI lvà hiệp hội ngành nghề, hiệp hội DN địa phương. Tôi nghĩ đó là 2 đầu mối tốt nhất cho DN. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dệt may Việt Nam:Luật phải đi được vào cuộc sống Đặc biệt, việc cấp chứng chỉ hiện nay thế giới bỏ rồi, doanh nghiệp sau này sẽ tự cấp chứng nhận xuất xứ của mình rồi. Tôi nghĩ là nên bỏ ra, bởi nếu để lại là thêm một cấp hành chính trong hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngành dệt may chúng tôi có một câu thế này, đối với các nhà thiết kế: các em thiết kế ra các sản phẩm phục vụ đời sống người tiêu dùng, là sản phẩm ứng dụng, chứ đừng thiết kế các sản phẩm ý tưởng trên sàn diễn. Thì với các điều luật mới cũng vậy thôi, phải suy nghĩ, tính toán và cân nhắc, tham khảo ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp hết sức sâu sắc, làm sao Luật ban hành ra đi vào đời sống doanh nghiệp, đừng có sau một thời gian chúng ta lại sửa nữa. Ông Trương Thanh Đức – Luật sư, Chủ tịch Công ty BASICO:Thiếu thực tiễn và thiếu tính pháp lý Thứ nhất, đối tượng hỗ trợ: Phần lớn DN hiện nay không phải là DN vừa và nhỏ nhưng tôi cho rằng đúng bản chất là DN siêu nhỏ. Thậm chí, hỗ trợ DN nhỏ và siêu nhỏ thôi. Cần lưu ý, cách quy định như thế này thì DN siêu nhỏ sẽ là mồ côi, sẽ không người đỡ đầu, không bao giờ tham gia vào VCCI được, không tham gia vào Hiệp hội DN vừa và nhỏ được. Thứ hai, hỗ trợ tài chính, tín dụng: thống nhất nguyên tắc hỗ trợ gián tiếp hay trực tiếp. Tôi nghĩ cần xác định rõ luật chơi công bằng. Có năng lực, có hiệu quả thì được vay lãi suất thấp, được các ngân hàng tranh dành nhau cho vay. Còn không có năng lực, không có hiệu quả thì phải vay với lãi suất cao, phải chấp nhận nguyên tắc thị trường, nguyên tắc cơ bản nhất của thị trường. Thứ ba, nhìn chung toàn bộ gần 40 điều của dự thảo này mang tính chất nguyên tắc, chung chung. Như thế rất đáng làm Nghị quyết của Quốc hội, thậm chí làm Nghị quyết của Đảng về chính sách hỗ trợ DN DN vừa và nhỏ. Chẳng có gì cụ thể, chi tiết cả, tất cả phụ thuộc vào khả năng ban hành văn bản và khả năng trình của các bộ, các ngành. Ông Nguyễn Mạnh Tuệ, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DN Nhỏ và vừa – Hiệp hội DN TP HCM: Các Hiệp hội DN có tư cách bình đẳng Tôi phản đối quyết liệt nội dung tại Điều 30 giao nhiệm vụ cho Hiệp hội DNNVV Việt Nam. Các Hiệp hội, Hội DN có tư cách bình đẳng nhau, không ai phụ thuộc ai, không có cấp trên dưới, tất cả hoạt động theo pháp luật và Điều lệ của họ nên không thể giao chức năng nhiệm vụ cho một hiệp hội có tên là Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam. Vì vậy, Dự thảo cần xem xét quy định theo hướng cho phép nhiều tổ chức khác nữa được cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DN để phù hợp với xu thế xã hội hóa và huy động cùng lúc nhiều nguồn lực hơn trong phạm vi chung của hệ sinh thái chung của quốc gia khởi nghiệp; Điều 9 Dự thảo về hỗ trợ thuế chỉ ghi nhận chung chung thuế suất thuế thu nhập DN thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho DN theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập DN. Như vậy, sẽ không có căn cứ rõ ràng để áp dụng, cần kiến nghị cụ thể là bao nhiêu % hay cơ chế cụ thể ra sao, có cần thủ tục xác nhận là DN nhỏ và vừa để được hưởng mức thuế thấp hay không?. Hơn nữa, áp dụng mức thuế suất thấp hơn cho 97% các DN là nhỏ và vừa sẽ dẫn đến sự phân biệt với 3% các DN còn lại và hệ quả 3% DN sẽ tìm cách phân tán nguồn lực thành DN nhỏ và vừa để tận dụng thuế suất thấp... Ông Phạm Văn Thể - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh:“Giấy phép con” gây khó cho DN Với điều 30 của dự thảo luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa tôi thấy có những thứ trái ngược với Hiệp hội doanh nghiệp chúng tôi. Hiện nay UBND tỉnh Quảng Ninh đang chỉ đạo có quyết định bàn giao Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ cho Hiệp hội chúng tôi. Như vậy, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi chỉ có 1 Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh, dưới đó có các hội (doanh nghiệp trẻ, nữ, các hội ngành nghề). Trong khi đó, Hiệp hội doanh nghiệp chúng tôi chỉ có hội viên tập thể của VCCI, chứ không tham gia là hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Chính vì thế, theo ĐIều này chúng tôi có nhiều điều bất cập, đặc biệt là các doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ. 98% doanh nghiệp của chúng tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều nằm trong hội viên của hiệp hội doanh nghiệp tỉnh. Trong khoản 2 hầu như đều có giấy phép con, khó thực hiện, phức tạp thêm cho doanh nghiệp khi đi vào thực hiện. Đề nghị Quốc hội xem xét kỹ, lấy thêm ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. |
Cần bình đẳng giữa các Hiệp hội trong công tác hỗ trợ DNNVV
-
Hải Yến - 09:02, 08/12/2019
Liệu FED có giảm lãi suất nữa không hay chỉ duy trì ở mức 1,75%, rồi tăng trở lại?
-
Nguyễn Huy Hải - 06:48, 06/12/2019
khi đặt tên đường mang tên người nước ngoài thì xét công tội của họ đối với tổ quốc. Sao không đề nghị đạt tên Fiden cho..
Đặt tên đường hai giáo sĩ có công với chữ Quốc ngữ: Có gì mà ầm ĩ?
-
triệu giáo viên - 06:47, 06/12/2019
Tôi nghĩ cần thận trọng. Xin hỏi trên thế giới này đã có ai đặt tên đường Trần Hưng Đạo tướng tài ba của thế giới chưa? ..
Đặt tên đường hai giáo sĩ có công với chữ Quốc ngữ: Có gì mà ầm ĩ?
-
Lê Thị Thúy - 06:43, 06/12/2019
Tiền có mua được hạnh phúc không? Tất nhiên là có. Về vật chất, tiền cung cấp nhu cầu trong cuộc sống về nhà ở, thực phẩ..
-
Hoàng Long - 06:42, 06/12/2019
Những việc cơ quan TNMT địa phương ko chịu tuân thủ chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan TW rất phổ biến, xâm phạm rất lớn đến ..
Việt Nam cần tăng cường biện pháp ngăn tác động xấu từ FDI và thương mại từ Trung Quốc
Đó là khẳng định của Chuyên gia Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới tại Diễn đàn kinh tế 2020 do Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức.
Thông báo từ Enternews.vn