
Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh đã có văn bản xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo các quy định của pháp luật tự vệ của Việt Nam. Thế nhưng, sẽ không dễ để việc áp thuế tự vệ với phân bón nhập khẩu diễn ra thuận lợi như đối với mặt hàng thép hồi đầu năm 2016.
Việc áp thuế tự vệ đối với mặt hàng phân bón không đủ căn cứ khả thi thì sẽ dẫn tới động thái “trả đũa” của các đối tác thương mại đối với Việt Nam. Do vậy, áp thuế cũng cần phải tính toán kỹ, tránh gây khó khăn làm tăng chi phí sản xuất đầu vào đối với ngành trồng trọt.
Trước hết, cần hiểu thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Phân bón nhập khẩu mới chỉ tăng mạnh trong quý 1, quý 2 năm nay trong khi cả năm 2016 giảm nhẹ nên khung thời gian chưa đủ dài. Ngoài ra, vẫn chưa có căn cứ để xác định nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng là do hàng nhập khẩu.
Bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn, ở góc độ cá nhân, tôi cho rằng: “Muốn giảm bớt khó khăn cho các DN phân bón trong giai đoạn này, việc cần làm và trong khả năng là sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng. Trong đó, đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 0% nhằm được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Nếu làm được điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho các DN, đặc biệt là các DN nhập khẩu phân bón lớn hàng trăm tỷ đồng.
Mời các bạn tham gia vào Diễn đàn chuyên sâu: Doanh nhân, Doanh nghiệp, Diễn đàn bất động sản, Khởi nghiệp, Diễn đàn pháp luật, Diễn đàn Tài chính
Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.
Thông báo từ Enternews.vn