Cổ phiếu AAM: Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong
Author:Tiến Thành | 05/07/24
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong
Tên viết tắt: AN PHAT BIOPLASTICS., JSC
Mã cổ phiếu: AAM
Ngành nghề: Sản xuất/ Sản xuất thực phẩm/ Sơ chế và đóng gói thủy sản
Sàn giao dịch: HoSE
Ngày niêm yết trên sàn chứng khoán: 24/09/2009
Ban lãnh đạo
Chủ tịch HĐQT: Lương Hoàng Mãnh
Tổng Giám đốc: Nguyễn Châu Hoàng Quyên
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Lô 24, Khu Công nghiệp Trà nóc, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 2923 841 29 / Fax:(+84) 2923 841 192
Website: http://www.mekongfish. vn/ / Email: info@mekongfish. vn
Thông tin Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong
Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong được thành lập vào 28/02/2002 và thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh vào 05/03/2008. Ngày 24/09/2009, cổ phiếu của công ty chính thức được niêm yết và giao dịch lần đầu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) với mã chứng khoán AAM.
Trải qua hơn 20 hình thành và phát triển, Mekongfish đã khẳng định mình là một đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam trong khối doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản tại Việt Nam.
Công ty hiện có một quy trình khép kín từ vùng nuôi đến sản xuất, chế biến với diện tích hơn 30ha, được giám sát và quản lý theo tiêu chuẩn VietGap. Điều này giúp giảm thiểu rủi to, duy trì chất lượng ổn định và đảm bảo tiến độ sản xuất. Mỗi năm, Thủy sản Mekong sản xuất và cung cấp hơn 5000 tấn cá tra đông lạnh cho toàn bộ thị trường trong nước và ngoài nước như: Trung Quốc, Hồng Kông, Romania, Ukraine, Colombia, Hungary, Dubai, Ai Cập, Brazil, Mexico,… và thị trường chủ lực là Châu Âu.
Với nguồn nguyên liệu đầu vào chủ động, thị trường xuất khẩu ổn định, định hướng chiến lược bài bản và công tác quản lý tài chính, quản lý rủi ro được thực hiện tốt đã góp phần giúp tỷ lệ lợi nhuận của Mekongfish không ngừng tăng trưởng qua các năm.
Từ một doanh nghiệp nhỏ, thành công những bước đầu tiên đã tạo nên bước đệm vững chắc để Mekongfish vươn mình ra thị trường quốc tế, chứng minh cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên công ty. Một số giải thưởng, danh nghiệp mà công ty nhận được như: “Huân chương lao động hạng nhì”, “Huân chương lao động hạng ba”, “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2006”, “Đạt chỉ số đòn bẩy tài chính tốt nhất của chương trình Đánh Giá Năng Lực Hoạt Động Doanh Nghiệp năm 2013”, “Công nhận hiệu suất xuất khẩu trong năm 2009”, “Đơn vị vững mạnh năm 2013”, “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn năm 2016-2017”, Bằng khen của Bộ Thương mại về thành tích xuất khẩu (2002 – 2004 và 2005 – 2007), Huy chương vàng sản phẩm chất lượng cao (2004 – 2006)…
Với tầm nhìn chiến lược thị trường mới từ năm 2020, Thủy sản Mekong sẽ tập trung đẩy mạnh vào các thị trường tiềm năng khác như Trung Quốc, các nước Trung Đông, Nam Mỹ và chuẩn bị nguồn lực để tái lập thị trường Mỹ.
Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính
- Thu mua, gia công, chế biến, xuất nhập thủy sản, gạo và các loại nông sản.
- Nhập khẩu vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị và tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản.
- Nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, sản xuất con giống phục vụ nuôi trồng thủy sản.
- Du lịch lữ hành nội địa, kinh doanh nhà hàng.
- Các ngành nghề khác theo giấy phép Đăng ký kinh doanh.
Đầu tư và chiến lược phát triển
- Tập trung chế biến mặt hàng cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu với tỷ trọng trên 95% xuất khẩu, 5% tiêu thụ nội địa;
- Từ năm 2020 đến 2022, công ty tập trung chế biến mặt hàng cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu với tỷ trọng trên 95% xuất khẩu, 5% tiêu thụ nội địa. Các mặt hàng mới sẽ nghiên cứu và chế biến càng sớm càng tốt (có thể từ năm 2020 – 2021).
- Ngoài thị trường truyền thống, công ty sẽ phát triển thêm thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, Trung Quốc.
Rủi ro kinh doanh
Nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động nuôi trồng thủy sản như thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài. Các cơ quan quản lý chưa thể kiểm soát được chất lượng của các mặt hàng này. Các yếu tố này dẫn tới sản phẩm thủy sản đầu ra có chất lượng không đồng đều. Hơn nữa, Chi phí sản xuất cao hơn so với các nước xuất khẩu khác làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Với việc tự do hóa thương mại quốc tế, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối tượng để các nước nhập khẩu áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa.