Cổ phiếu BDG: Công ty cổ phần May mặc Bình Dương

Author:Tiến Thành | 02/08/24

Cổ phiếu BDG: Công ty cổ phần May mặc Bình Dương

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần May mặc Bình Dương

Tên viết tắt: PROTRADE GARMENT JSC

Mã cổ phiếu: BDG

Ngành nghề: Dệt may

Sàn giao dịch: UpCOM

Ngày niêm yết trên sàn chứng khoán: 06/04/2016

Ban lãnh đạo

Chủ tịch HĐQT: Nguyễn An Định

Tổng Giám đốc: Phan Thành Đức

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Số 7/128 KP.Bình Đức 1 – P. Bình Hòa – Tp. Thuận An – T. Bình Dương

Điện thoại: (84.274) 375 5413 | Fax: (84.274) 375 5415

Website: http://www.protradegarm ent.com/  / Email: info@protradegar ment.com 

Thông tin Công ty cổ phần May mặc Bình Dương

Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương có tiền thân là Công ty TNHH MTV May mặc Bình Dương, được thành lập năm 1989. Công ty chuyển đổi sang hình thức cổ phần từ năm 2015 và chính thức giao dịch trên thị trường UpCOM vào ngày 06/04/2016.

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là gia công áo sơ mi, quần jeans và quần kaki. Hiện công ty có 4 xưởng sản xuất với 18 dây chuyền sản xuất,  công suất mỗi tháng là 200.000 áo sơ mi và 700.000 quần các loại.

Với hơn 33 năm phát triển và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, BDG có nền tảng chuyên môn kỹ thuật vững chắc với đội ngũ hơn 1.800 chuyên gia được đào tạo bài bản, nhiệt tình và sáng tạo. Thị trường tiêu thụ chính là Châu Âu và Mỹ. Khách hàng chủ chốt bao gồm Rock Revival, Miss Me, Pacific Sunwear (Hoa Kỳ); Olymp, Tom Tailor, Tommy Hilfiger (EU).

Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính

  • Gia công hàng may mặc (áo sơ mi, quần bò và quần kaki).

Đầu tư và chiến lược phát triển

  • Định hướng phát triển sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM).
  • Giữ ổn định tại thị trường châu Âu, giảm thị trường Mỹ và phát triển thị trường Nhật, dự kiến tỷ trọng các thị trường lần lượt là 20%, 58%, 22% tổng khối lượng xuất khẩu.
  • Phát triển nguồn nguyên phụ liệu trên thế giới và Việt Nam để giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc.
  • Đảm bảo trên 25% các thiết bị sản xuất tự động được nhập khẩu từ các thương hiệu ở Châu Âu như VEIT, VIBEMAC, MORGAN, GERBER…
  • Nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất tinh gọn vào sản xuất hàng sơ mi.
  • Thoái vốn tại các đơn vị liên kết, tập trung đầu tư phát triển sản xuất tại tỉnh Bình Dương, xây dựng nhà máy wash tại Khu công nghiệp Thương mại dịch vụ An Tây (Bình Dương).

Rủi ro kinh doanh

Do nền công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may của Việt Nam chưa phát triển mạnh nên đa số (70%) nguyên phụ liệu công ty phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật, Indonesia, Hong Kong.

Chi phí sản xuất trong ngành may của Việt Nam hiện đang cao từ 15% đến 20% so với Trung Quốc, Ấn Độ hay Bangladesh, nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu và năng suất của người lao động Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.