Cổ phiếu ABB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
Author:Tiến Thành | 05/07/24
Cổ phiếu ABB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
Tên viết tắt: Ngân Hàng An Bình
Mã cổ phiếu: ABB
Ngành nghề: Ngân hàng
Sàn giao dịch: UpCOM
Ngày niêm yết trên sàn chứng khoán: 28/12/2020
Ban lãnh đạo
Chủ tịch HĐQT: Đào Mạnh Kháng
Tổng Giám đốc: Lê Thị Bích Phượng
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Tầng 1, 2, 3 – Tòa nhà Geleximco, Số 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84.24) 3761 2888 / Fax: (84.28) 3519 0416
Website:https://www.abbank. vn/ / Email: info@abbank.vn
Thông tin Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn An Bình, thành lập năm 1993. Công ty được giao dịch lần đầu trên thị trường UpCOM vào ngày 28/12/2020.
Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực chính là huy động, cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính liên quan. Với nguồn lực mạnh mẽ, các đối tác chiến lược của công ty là các tập đoàn uy tín trên Thế giới và Việt Nam như: Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng Malaysia – Maybank, Tập đoàn Geleximco – Công ty Cổ phần,… Đây đều là các định chế tài chính lớn, chính vì vậy mà ABBANK phải không ngừng hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng quản lý và vận hành theo thông lệ quốc tế.
Tính tới ngày 30/09/2020, tổng tài sản của ABB đạt 93.176 tỷ đồng, tăng 2,12% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng cho vay khách hàng đạt 58.292 tỷ đồng. Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi (LDR) đạt 81.61%. Biên lãi suất ròng (NIM) ở mức 2.52%. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) được duy trì ở mức 2.77%. Trong năm 2019, Moody’s tiếp tục duy trì đánh giá chung về xếp hạng tín dụng của ABB ở mức b1.
Theo đuổi mục tiêu gia nhập nhóm ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam, ABBANK mở rộng đầu tư vào lĩnh vực chuyển đổi số nhằm đem đến trải nghiệm tối ưu người dùng.
Với 30 năm thành lập và phát triển, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình sở hữu nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, hiệu quả và được nhiều tổ chức uy tín trong và ngoài nước đánh giá cao. Năm 2021, ABBANK lọt vào danh sách 25 Thương hiệu Tài chính dẫn đầu tại Việt Nam theo công bố của Tạp chí Tài chính Forbes Việt Nam với giá trị thương hiệu ước đạt 39,4 triệu USD; ABBANK là 1 trong 10 ngân hàng ngoài quốc doanh có Chỉ số thương hiệu tốt nhất và Top 13 Ngân hàng có chỉ số thương hiệu tốt nhất (Theo báo cáo xếp hạng của Mibrand năm 2021); ABBANK cũng được tạp chí HR Asia chứng nhận là một trong những Nơi làm việc tốt nhất Châu Á kể từ năm 2020.
Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính
- Huy động vốn
- Cấp tín dụng
- Đầu tư tài chính
- Dịch vụ tài chính liên quan
Đầu tư và chiến lược phát triển
- Xây dựng, tư vấn và cung cấp các sản phẩm tài chính cấu trúc cho khách hàng doanh nghiệp để tăng thu phí dịch vụ.
- Quy hoạch lại phân khúc khách hàng cho khách hàng SME và khách hàng cá nhân tại từng địa phương với sản phẩm đặc thù, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Tăng cường doanh thu dịch vụ bán lẻ từ nhóm khách hàng SME (bảo lãnh chuyển tiền, thu hộ, online banking) và nhóm khách hàng cá nhân (sản phẩm đầu tư, chuyển tiền, thẻ, bảo hiểm).
- Ứng dụng Digital Banking vào phục vụ và phát triển khách hàng (Internet Banking và Mobile Banking).
Rủi ro kinh doanh
Rủi ro địa chính trị và nguy cơ chiến tranh thương mại có chiều hướng gia tăng, thị trường tài chính thế giới có thể chịu tác động bởi xu hướng đẩy nhanh quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế chủ chốt (Mỹ, Anh, EU..).
Những biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, ngoại hối và giá hàng hóa trên thị trường.
Rủi ro có thể phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Có thể xảy ra trong trường hợp ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Ngân hàng không thể đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
Những rủi ro có thể xảy đến trong quá trình vận hành của ngân hàng như rủi ro từ phía con người không tuân thủ các quy tắc, quy trình vận hành dẫn đến thất thoát, sai sót hoặc vi phạm pháp luật,
Rủi ro tổn thất tài sản xảy ra do hoạt động kém hiệu quả, như hệ thống thông tin không đầy đủ, hoạt động có vấn đề, có vi phạm trong hệ thống kiểm soát nội bộ, có sự gian lận hay những thảm họa không lường trước được.