Cổ phiếu ASM: Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai
Author:Tiến Thành | 01/08/24
Cổ phiếu ASM: Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai
Tên viết tắt: TẬP ĐOÀN SAO MAI
Mã cổ phiếu: ASM
Ngành nghề: Nuôi trồng nông & hải sản
Sàn giao dịch: HoSE
Ngày niêm yết trên sàn chứng khoán: 18/01/2010
Ban lãnh đạo
Chủ tịch HĐQT: Lê Thị Nguyệt Thu
Tổng Giám đốc: Lê Tuấn Anh
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Số 326 Hùng Vương, P. Mỹ Long, TP. Long Xuyên, An Giang
Điện thoại: (84.296) 384 0138 | Fax: (84.296) 384 0139
Website: http://www.saomai news.com.vn/ / Email: pr@saomaig roup.com
Thông tin Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai
Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai có tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang được thành lập vào năm 1997. Đến ngày 18/01/2010, Cổ phiếu của công ty chính thức được giao dịch trên sàn HOSE với mã giao dịch ASM.
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là xuất khẩu thủy sản, đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, phụ phẩm, và dịch vụ du lịch. Về xuất khẩu thủy sản, hiện công ty đang sở hữu quỹ đất hơn 200ha, công suất 600 tấn nguyên liệu/ ngày, chế biến thức ăn hải sản với công suất 378.000 tấn/năm và xuất khẩu tới hơn 50 khách hàng trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, lĩnh vực đầu tư xây dựng cũng phát triển với hơn 100 dự án bất động sản trải dài khắp cả nước như khu đô thị Sao Mai Bình Khánh Long Xuyên An Giang, khu đô thị sao cao cấp Sao Mai thị trấn Tân Hiệp – Kiên Giang, khu dân cư Phú Hữu thị trấn Phú Hòa,… Công ty còn cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành, nghỉ dưỡng, và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời thông qua các công ty con.
Dưới sự dẫn dắt của ban lãnh đạo, công ty cũng giành nhiều giải như: Danh hiệu “Doanh nghiệp văn hóa” 2 năm liền 2015 – 2016, Top 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam năm 2017,
Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông
- Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng
- Kinh doanh bất động sản
- Xuất khẩu thủy sản
- Các hoạt động khác theo giấy phép kinh doanh
Đầu tư và chiến lược phát triển
- Phát triển trở thành Tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, đa dạng hóa đầu tư thông qua các công ty con, công ty liên doanh, liên kết.
- Tập trung trọng tâm vào đầu tư, phát triển và kinh doanh bất động sản.
- Tập trung đầu tư, nghiên cứu tìm kiếm, mở rộng đầu thêm nhiều dự án bất động sản mới, phát triển mạnh vào lĩnh vực khách sạn du lịch.
- Đẩy mạnh quan hệ với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Rủi ro kinh doanh
Rủi ro về nguồn vốn và lãi suất: Một trong những đặc điểm của ngành xây dựng là cần một nguồn vốn lớn ổn định để đảm bảo hoạt động xây dựng diễn ra đúng tiến độ. Cũng chính vì đặc điểm này, các công ty trong ngành này phải chịu rủi ro nguồn vốn cụ thể như thiếu vốn hoặc rủi ro từ lãi suất biến động.
Rủi ro về nghiệm thu, quyết toán công trình: Đặc thù ngành xây dựng là thời gian hoàn thành sản phẩm có tiến độ kéo dài, quyết toán chậm, trong khi chủ đầu tư lập dự toán thiếu tương xứng với công trình, giải ngân chậm trễ, ảnh hưởng không ít đến tiến độ thanh quyết toán, dẫn tới không phản ánh đúng hiệu quả kinh doanh cũng như doanh thu và lợi nhuận của Công ty giữa các kỳ kế toán.
Rủi ro về nguồn nguyên liệu: Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh như nhiên liệu, năng lượng, vật liệu xây dựng…đang biến động theo xu hướng tăng là những vấn đề ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Rủi ro về thị trường và cạnh tranh: Thị trường xây dựng phụ thuộc nhiều vào kế hoạch đầu tư, khối lượng và tiến độ thi công các công trình, trong khi đó số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này ngày càng nhiều, gây ra sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, gây áp lực lên giá thi công, doanh số và lơi nhuận của Công ty.
Rủi ro khác: Hoạt động thi công xây dựng diễn ra ở công trường, trong điều kiện tự nhiên, do đó thiên tai cũng là một trong những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.