Cổ phiếu APT: Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn
Author:Tiến Thành | 31/07/24
Cổ phiếu APT: Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn
Tên viết tắt: APT CO
Mã cổ phiếu: APT
Ngành nghề: Nuôi trồng Nông & Hải sản
Sàn giao dịch: UpCOM
Ngày niêm yết trên sàn chứng khoán: 07/06/2019
Ban lãnh đạo
Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Lâm Vinh Huy
Tổng Giám đốc: Đỗ Ngọc Nga
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Lô 4-6-8 đường số 1A, KCN Tân Tạo, Phường Tân Tạo A, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: +84 28 37541889 | Fax: +84 28 37541808
Website: http://apt.com.vn/vi/ / Email: aptco@apt.com.vn
Thông tin Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn
Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy Hải sản Sài Gòn có tiền thân là Công ty Kinh doanh Thủy hải sản, được thành lập từ năm 1976. APT được chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty Nhà nước sang công ty Cổ phần từ tháng 01 năm 2007. Công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán UpCOM vào ngày 07/06/2019 với mã chứng khoán APT.
Lĩnh vực mà công ty kinh doanh chính là: Nuôi trồng thủy sản; mua bán vật tư phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản; mua bán, chế biến thủy hải sản; sản xuất, mua bán thức ăn gia súc. Với diện tích hơn 23.000m2, hiện nay công ty chế biến hàng năm được từ 20.000 – 30.000 tấn thủy sản các loại. Trong đó, 60% dùng cho xuất khẩu đi một số nước như: EU, USA, Australia, Japan, Korea, ASEN,… Số còn lại cung cấp cho thị trường nội địa như: Metro, GO!, Coop – Mart, Maximart, Lotte Mart,..
Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính
- Nuôi trồng thủy sản. Mua bán vật tư phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản. Mua bán, chế biến thủy hải sản. Sản xuất, mua bán thức ăn gia súc.
- Dịch vụ bảo quản hàng đông lạnh xuất khẩu.
- Mua bán bao bì, panel nhựa xốp, mua bán cấu kiện.
Đầu tư và chiến lược phát triển
- Phấn đấu tăng tỉ lệ sản xuất phục vụ xuất khẩu lên trên 50% công suất Nhà máy
- Mục tiêu tăng trưởng hàng năm từ 10% – 20%, phấn đấu trở thành một trong những thương hiệu Việt chuyên nghiệp và uy tín với người tiêu dùng;
- Hướng đến kim ngạch xuất khẩu phải đạt trên 10.000.000USD, kinh doanh nội địa, doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng.
Rủi ro kinh doanh
Hoạt động xuất khẩu mang lại cho công ty hơn 60% doanh thu. Do đó công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá.
Công ty gặp phải rào cản thương mại khi xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
Thời tiết hạn hán, xâm thực mặn ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ, Miền Trung thì cá chết do ô nhiễm Fosmosa Hà Tĩnh gây ra…đã làm cho nguồn nguyên liệu thủy sản bị thiếu hụt trong thời gian dài, giá cả đầu vào tăng cao.
Về thị trường nội địa: Các sản phẩm trên thị trường đã bão hòa, tình hình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, sức mua người tiêu dùng thấp, cạnh tranh từ các đối thủ tranh… ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.